DIỄN ĐÀN HỌC SINH LẠNG GIANG 3
<link rel="stylesheet" href="/61-ltr.css" type="text/css" /><link rel="search" type="application/opensearchdescription+xml" href="/improvedsearch.xml" title="DIỄN ĐÀN HỌC SINH LẠNG GIANG 3" /><link rel="search" type="application/opensearchdescription+xml" href="http://www.forumvi.net/vi/search/improvedsearch.xml" title="Search forums" /><script src="https://illiweb.com/fa/js_19/vi.js" type="text/javascript"></script><script src="https://illiweb.com/fa/js_19/jquery/ticker/ticker.js" type="text/javascript"></script><link type="text/css" rel="stylesheet" href="https://illiweb.com/fa/js_19/jquery/ticker/ticker.css" /><script type="text/javascript">//<![CDATA[
$(document).ready(function(){ticker_start(0, 100, 80, 'top', 4000);});var logInPopUpLeft, logInPopUpTop, logInPopUpWidth = 640, logInPopUpHeight = 480, logInBackgroundResize = false, logInBackgroundClass = false;//]]></script></head><body background="https://2img.net/i/fa/m/background3.gif" bgcolor="#fcfcfc" text="#000000" link="#0000ff" vlink="#ff000d"><div id="login_popup"><table class="forumline" width="640" height="480" border="0" cellspacing="1" cellpadding="0"><tr height="25"><td class="catLeft"><span class="genmed module-title">DIỄN ĐÀN HỌC SINH LẠNG GIANG 3</span></td></tr><tr height="441"><td class="row1" align="left" valign="top"><div id="login_popup_buttons"><form action="/login.forum" method="get"><input type="submit" class="mainoption" value="Đăng Nhập" /><input type="button" class="mainoption" value="Đăng ký" onclick="parent.location='/profile.forum?mode=register';" /><input id="login_popup_close" type="button" class="button" value="Do not display again" /></form></div><span class="genmed"><div style="margin:auto;text-align:center;width:100%"><img src="https://2img.net/h/i776.photobucket.com/albums/yy45/sachtvc/Anh%20icon%20dien%20dan%20lg3/02.jpg" border="0" alt="" /><br />
<strong><font color="blue">Diễn đàn học sinh lạng giang 3 xin gửi đến các bạn lời chào thân ái !</font></strong> </div><br />
<br />
Các bạn thân mến !<br />
Xuất phất từ lòng nhiệt tình, tâm huyết với ngôi trường cũ nên chúng tôi đã lập nên diễn đàn này với mục đích là nơi các em học sinh và các thầy cô trường THPT Lạng Giang số 3 học tập, trao đổi kinh nghiệm, giao lưu với nhau và các trường khác trên cả nước. Là nơi viết lên và lưu giữ những kỷ niệm của các em học sinh với các thầy cô. Hãy đăng ký tham gia Diễn đàn học sinh Lạng Giang 3 nơi đây bạn có thể tìm thấy nhiều sự chia sẻ, tư vấn, giúp đỡ hơn. Hãy đến với Diễn dàn học sinh Lạng Giang 3 như đến với một người thân đáng tin cậy. Nơi đây là một đại gia đình của học sinh Lạng Giang 3 luôn mang lại niềm vui và hơi ấm đến tất cả mọi người. Hãy đóng góp cho Diến đàn bằng những gì bạn có thể. Hãy giới thiệu để nhiều người biết về Diễn đàn học sinh Lạng Giang 3 nhé!<br />
Việc đăng ký tham gia DIỄN ĐÀN HỌC SINH LẠNG GIANG 3 là hoàn toàn miễn phí.<br />
DIỄN ĐÀN HỌC SINH LẠNG GIANG 3
<link rel="stylesheet" href="/61-ltr.css" type="text/css" /><link rel="search" type="application/opensearchdescription+xml" href="/improvedsearch.xml" title="DIỄN ĐÀN HỌC SINH LẠNG GIANG 3" /><link rel="search" type="application/opensearchdescription+xml" href="http://www.forumvi.net/vi/search/improvedsearch.xml" title="Search forums" /><script src="https://illiweb.com/fa/js_19/vi.js" type="text/javascript"></script><script src="https://illiweb.com/fa/js_19/jquery/ticker/ticker.js" type="text/javascript"></script><link type="text/css" rel="stylesheet" href="https://illiweb.com/fa/js_19/jquery/ticker/ticker.css" /><script type="text/javascript">//<![CDATA[
$(document).ready(function(){ticker_start(0, 100, 80, 'top', 4000);});var logInPopUpLeft, logInPopUpTop, logInPopUpWidth = 640, logInPopUpHeight = 480, logInBackgroundResize = false, logInBackgroundClass = false;//]]></script></head><body background="https://2img.net/i/fa/m/background3.gif" bgcolor="#fcfcfc" text="#000000" link="#0000ff" vlink="#ff000d"><div id="login_popup"><table class="forumline" width="640" height="480" border="0" cellspacing="1" cellpadding="0"><tr height="25"><td class="catLeft"><span class="genmed module-title">DIỄN ĐÀN HỌC SINH LẠNG GIANG 3</span></td></tr><tr height="441"><td class="row1" align="left" valign="top"><div id="login_popup_buttons"><form action="/login.forum" method="get"><input type="submit" class="mainoption" value="Đăng Nhập" /><input type="button" class="mainoption" value="Đăng ký" onclick="parent.location='/profile.forum?mode=register';" /><input id="login_popup_close" type="button" class="button" value="Do not display again" /></form></div><span class="genmed"><div style="margin:auto;text-align:center;width:100%"><img src="https://2img.net/h/i776.photobucket.com/albums/yy45/sachtvc/Anh%20icon%20dien%20dan%20lg3/02.jpg" border="0" alt="" /><br />
<strong><font color="blue">Diễn đàn học sinh lạng giang 3 xin gửi đến các bạn lời chào thân ái !</font></strong> </div><br />
<br />
Các bạn thân mến !<br />
Xuất phất từ lòng nhiệt tình, tâm huyết với ngôi trường cũ nên chúng tôi đã lập nên diễn đàn này với mục đích là nơi các em học sinh và các thầy cô trường THPT Lạng Giang số 3 học tập, trao đổi kinh nghiệm, giao lưu với nhau và các trường khác trên cả nước. Là nơi viết lên và lưu giữ những kỷ niệm của các em học sinh với các thầy cô. Hãy đăng ký tham gia Diễn đàn học sinh Lạng Giang 3 nơi đây bạn có thể tìm thấy nhiều sự chia sẻ, tư vấn, giúp đỡ hơn. Hãy đến với Diễn dàn học sinh Lạng Giang 3 như đến với một người thân đáng tin cậy. Nơi đây là một đại gia đình của học sinh Lạng Giang 3 luôn mang lại niềm vui và hơi ấm đến tất cả mọi người. Hãy đóng góp cho Diến đàn bằng những gì bạn có thể. Hãy giới thiệu để nhiều người biết về Diễn đàn học sinh Lạng Giang 3 nhé!<br />
Việc đăng ký tham gia DIỄN ĐÀN HỌC SINH LẠNG GIANG 3 là hoàn toàn miễn phí.<br />


  • Đại học kỹ thuật Công nghiệp – những chặng đường lịch sử Collapse_40b


  •  

     Đại học kỹ thuật Công nghiệp – những chặng đường lịch sử

    Go down 
    Tác giảThông điệp
    Admin

    Đại học kỹ thuật Công nghiệp – những chặng đường lịch sử 0.750111001254616807
    Admin


    Giới tính : Nam
    Sinh nhật 01/01/1987
    Cầm tinh con : Tiger
    Gia nhập : 24/04/2010
    Đến từ (Lớp/Khóa) : A1/K02-05
    Số bài Số bài : 162
    Điểm : 494
    Được cám ơn : 15
    Hài hước : có chút
    Châm ngôn Hạnh phúc là có việc gì đó để làm, có người nào đó để yêu và có điều gì đó để hi vọng !!!

    Đại học kỹ thuật Công nghiệp – những chặng đường lịch sử Empty
    Bài gửiTiêu đề: Đại học kỹ thuật Công nghiệp – những chặng đường lịch sử   Đại học kỹ thuật Công nghiệp – những chặng đường lịch sử EmptySat Jun 04, 2011 11:15 pm


    Những năm sau khi miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, nhân dân toàn miền bắt tay vào công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa và làm nhiệm vụ cao cả với miền Nam thống nhất đất nước. Song song với việc hàn gắn vết thương chiến tranh miền Bắc chủ trương xây dựng nền kinh tế theo đinh hướng XHCN, lấy công nghiệp làm trọng điểm nên yêu cầu cần phải có một đội ngũ cán bộ, kỹ sư có trình độ kỹ thuật đảm đương nhiệm vụ với đất nước. Tại Thái Nguyên, mảnh đất chứa nhiều nguồn tài nguyên đáp ứng cho ngành công nghiệp nặng và công nghiệp khai thác, hơn thế đây là trung tâm của các tỉnh Trung du miền núi phía Bắc nên việc thành lập nên một trường đại học để đào tạo không chỉ là bài toán về nguồn nhân lực mà còn là chiến lược phát triển kinh tế cho đất nước. Chính vì vậy Hội đồng Chính phủ đã ra quyết định số 164/CP ngày 19/8/1965 về việc thành lập phân hiệu Đại hiệu Đại học Bách Khoa trực thuộc Công ty Gang thép..
    Giai đoạn 1965-1966
    Lúc này Nhà trường có toàn bộ 120 người chủ yếu là cán bộ Phòng đào tạo Công ty gang thép và 10 giáo viên của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội lên giúp đỡ trường xây dựng cơ sở vật chất. Từ mảnh đất hoang sơ nằm trên trục quốc lộ 3 thuộc xã Tích Lương bằng tâm huyết và lòng nhiệt tình của đội ngũ giáo viên và sự giúp đỡ của nhân dân, Nhà trường đã bước đầu dựng được một số lớp học tuy chỉ bằng tranh tre nhưng đã đáp ứng phòng học cho 4 ngành học: chế tạo máy, luyện kim, cán thép và cơ khí luyện kim.
    Học tập trong hoàn cảnh bom đạn của địch luôn rình rập nhưng Nhà trường vẫn duy trì các lớp học và tiến hành sơ tán: Khu A ở lại trường, khu B đi Phổ Yên, Khu C đi Thịnh Đức, cuộc sống nơi sơ tán khó khăn phải dùng cánh cửa làm bàn, mượn nhà trẻ, nhà kho làm lớp học cho sinh viên…nhưng điều đó không làm ai nản trí mà càng tiếp thêm sức mạnh cho thầy cô và sinh viên vừa học vừa làm nhiệm vụ với đất nước.
    Ngày 3/6/ 1966 Đảng bộ Nhà trường được thành lập và đồng chí Đỗ Hữu Phú Hiệu trưởng Nhà trường làm Bí thư Đảng ủy. Tiếp theo đó là không khí thành lập của các ban ngành và ngày 7/7/1966 tổ chức công đoàn ra đời gồm 5 đồng chí: Lê Minh Phú, Ngô Đình Ba, Lê Quang Minh, Nguyễn Chấp và Đỗ Thị Xuyên. Tổ chức Đoàn thanh niên cũng được ra đời và hoạt động rất có hiệu quả. Tuy cơ sở vật chất cũng như đời sống của cán bộ giáo viên và sinh viên gặp vô vàn khó khăn, nguyên vật liệu thiếu thốn, phương tiện không có, cán bộ vừa ít lại vừa thiếu chủ chốt, khó khăn chồng chất khó khăn nhưng với tâm huyết giáo dục của thầy và trò nên mọi khó khăn đã biến thành thuận lợi, hàng trăm m2 đất đã được xây mới thành phòng học đáp ứng cho khoảng trên 2000 sinh viên học tập tại trường. Sau ngày thành lập Nhà trường bước đầu đã xây dựng được một hệ thống cơ sở vật chất cũng như nguồn nhân lực để đáp ứng cho công tác đào tạo và tạo đà cho sự phát triển của Nhà trường sau này.
    Giai đoạn 1966-1975 (Đổi tên thành Đại học Cơ điện)
    Nhận rõ yêu cầu, nhiệm vụ và mục đích đào tạo hơn nữa do nhu cầu về cán bộ khoa học kỹ thuật ngày càng cao đồng thời cũng cần phải đổi mới trong khâu quản lý cũng như đào tạo nên Hội đồng chính phủ ra nghị định số 260/cp ngày 6/12/1966 đổi tên phân hiệu Đại học Bách khoa thành Trường Đại học cơ điện trực thuộc Bộ đại học. Từ đó ngày 06/12 hằng năm là ngày truyền thống của thầy và trò Nhà trường. Ban giám hiệu là các ông Đỗ Hữu Phú Hiệu trưởng- Bí thư Đảng ủy, ông Nguyễn Công Khanh, Đỗ Quang Hân, Hoàng Chương giữ chức Phó hiệu trưởng.
    Vừa học vừa đối phó với chiến tranh leo thang của đế quốc Mỹ nhưng phong trào học tập của thầy và trò Nhà trường vẫn luôn được đẩy mạnh. Cùng với các hoạt động thi đua học tốt thầy và trò vẫn hết mình phục vụ cho công cuộc đấu tranh thống nhất đất nước. Tất cả các cán bộ phòng thiết bị, phòng đời sống, phòng tổ chức không quản hiểm nguy bom đạn vẫn hăng say làm tròn nghĩa vụ với nền giáo dục và với đất nước.
    Ở Hải Phòng, Hà Nội, Lạng Sơn… bị giặc tàn phá ác liệt, vấn đề liên lạc và giao thông gặp muôn vàn khó khăn nhưng đã có những thầy giáo vượt mưa bom bão đạn đi xin giáo viên, kêu gọi nhân dân ủng hộ lương thực thực phẩm và mang thiết bị máy móc về trường để tiếp tục dạy học. Những việc làm đó vô cùng có ý nghĩa đối với Nhà trường trong những buổi đầu thành lập và sau một thời gian thì tổng số cán bộ giáo viên của trường là 187 người.
    Ngày 25/11/1967 Đại hội Đảng bộ Đại học Cơ điện lần thứ nhất được khai mạc. 61 đại biểu đại diện cho 259 đ/c trong 24 chi bộ dự đại hội trong đó có 4 chi bộ cơ quan, 1 chi bộ giáo viên và 19 chi bộ học sinh. Trong Đại hội đã bầu ra Ban chấp hành gồm 9 đồng chí. Đồng chí Đỗ Hữu Phú được bầu lại làm Bí thư Đảng ủy. Cùng lúc này thì hoạt động Đoàn thanh niên đã dâng lên mạnh mẽ, tổng số đoàn viên lên tới 300 người và đây là lực lượng hùng mạnh nhất vừa xung kích trên mặt trận vừa đi đầu trong các phong trào học tập tại Nhà trường.
    Vừa học vừa lo đối phó với khói bom của giặc và năm 1972 khi giặc Mỹ oanh tạc đưa đất nước ta về lại thời kì đồ đá trường ta phải sơ tán lần 2: Khu A ở lại trường, khu B lên Đại Từ, khu C ở Bá Vân và Bình Định, khu D ở Long Thành (Phổ Yên). Các cơ sở cách nhau khá xa thầy trò lại một lần nữa vận chuyển trang thiết bị, máy móc cũng như đồ dùng hằng ngày đến tận nơi sơ tán. Ngay lập tức tại chỗ sơ tán đều có các hầm hào mục đích bảo quản trang thiết bị và là nơi trú ẩn của cả thầy và trò mỗi khi địch oanh tạc. Được chuẩn bị rất chu đáo nên dù rất nhiều lần địch ném bom vào khu vực sơ tán của trường nhưng vẫn bảo toàn được cả người và của và việc học tập vẫn đảm bảo tốt. Những tháng ngày đó cả thầy và trò tại các cơ sở sơ tán đã trải qua quãng thời gian đầy gian lao vất vả vừa tránh mưa bom lại vừa hoàn thành công tác giáo dục. Nhưng đêm 24/1/1972 chúng rải bom bất ngờ và do không chuẩn bị kịp thời nên đã làm cho 2 đồng chí hy sinh và một đồng chí bị thương.
    Trong những năm này, Nhà trường tiếp tục xin cấp đất và xây dựng được 7150 m2 trường học, nhà trung tâm thí nghiệm, nhà kho, xưởng máy đã đáp ứng phần nào cơ sở vật chất cho công tác học tập.
    Trong lúc miền Bắc đang khôi phục lại hậu quả chiến tranh, tại các trường học được Bộ chính trị ra chỉ thị về chuyển hướng công tác trong tình hình thời chiến, nhiều cán bộ, học sinh sinh viên đi phục vụ giao thông quốc phòng, công nghiệp, nông nghiệp. Hàng trăm thiết bị tại các huyện như Đại Từ, Đồng Hỷ, Phổ Yên, Đông Anh, Hà Nội…
    Năm 1971 thầy và trò Nhà trường vinh dự được đồng chí Tố Hữu ủy viên dự khuyết Bộ chính trị Trung ương Đảng đến thăm. Trong buổi gặp mặt đầy ý nghĩa đồng chí đã khen ngợi tinh thần làm việc của thầy và trò Nhà trường: “ Các đồng chí đã tham gia lao động khắc phục hậu quả lũ lụt như vậy là rất tốt. Các đồng chí đã cứu nhiều thiết bị của Nhà nước khỏi bị hư hỏng. Nhưng qua lao động thực tế các đồng chí đã học tập được rất nhiều, vì không có phòng thí nghiệm và xưởng thực tập nào có nhiều thiết bị máy móc phong phú đa dạng như ở đây. Sau này trường cần đưa thầy và trò đi phục vụ kết hợp với giảng dạy, học tập nghiên cứu khoa học thì chất lượng đào tạo toàn diện mới nâng cao được..”
    Đó đã là một động lực lớn thúc đẩy các phong trào vừa học tập vừa lao động trong toàn trường, thầy và trò đã lao động ở Hương Canh (Vĩnh Phúc), phục vụ yêu cầu của Bộ giao thông vận tải tại Nhà máy 5/8 ở Tuyên Quang, xí nghiệp Cơ khí ở Hà Nội…. Mỗi lần đi như vậy là một bài học thật bổ ích và kiến thức thực tiễn của sinh viên lại được nâng lên rõ rệt. Các đồng chí Nguyễn Thư Xá, Nguyễn Thùy Phương, Trương Kim Hiếu (Bộ môn Vật lý) đã nghiên cứu thành công đề tài tạo màng mỏng CDS và chế tạo quang điện tử phục vụ đèn biển tự động được Bộ giao thông đánh giá rất cao.
    Hưởng ứng lời kêu gọi của Tổ quốc và tinh thần “khi Tổ quốc cần thanh niên có” Nhà trường đã hoàn thành 6 đợt tuyển quân đưa 505 cán bộ, giáo viên, công nhân viên và sinh viên lên đường nhập ngũ bổ xung cho các đơn vị 9303, 9367 tổng đội 67 cục quản lý xe.
    Đại học kỹ thuật Công nghiệp – những chặng đường lịch sử 488x291-images-stories-001
    Chia tay nhiều thầy cô lên đường nhập ngũ
    Trong những ngày cuối năm 1972 giặc Mỹ ném bom bắn phá Hà Nội - Hải Phòng, bom đạn trút xuống Phú Thụy ( Gia Lâm) nơi đó có rất nhiều thầy trò Đại học cơ điện đang lao động, tuy vậy với ý chí và lòng dũng cảm và với tinh thần của cơ điện thầy trò đã kiên cường bám trụ tìm mọi cách cứu người cứu tài sản và đó là hình ảnh đẹp của các chiến sĩ cơ điện trong lòng mỗi người dân. Một đồng chí ở đơn vị chủ quản Phú Thụy đã nói: “ Chúng tôi rất biết ơn cán bộ giáo viên trường Đại học Cơ điện. Trong lúc bom rơi đạn nổ, chúng tôi không thể điều động được ai ngoài cán bộ giảng viên và sinh viên Đại học Cơ điện”. Trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt, cuộc sống khó khăn vất vả nhưng phong trào học tập luôn được đẩy mạnh và đặt lên hàng đầu nên đã góp phần tích cực vào các phong trào chung của ngành cũng như của tỉnh Bắc Thái lúc bấy giờ. Đặc biệt là phong trào tự quản trong sinh viên được phát triển rất mạnh mẽ, mỗi cá nhân đều nêu cao tinh thần tự giác bảo vệ của cải, cơ sở vật chất tạo nên một khối đại đoàn kết ở mỗi cơ sở. Năm 1974-1975 trường đã được Trung ương Đoàn công nhận 3 trong 7 tập thể lớp học sinh xã hội chủ nghĩa đầu tiên, được Trung ương Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam tặng bằng khen và cờ của Nguyễn Văn Trỗi.
    Hoàn cảnh trường sơ tán đi 3 nơi trong khi đó thì giáo viên chưa đủ nên việc đi lại của thầy cô rất vất vả, có người sáng dậy khu A chiều sang khu C nhưng tất cả vì học sinh thân yêu và vì sự thay đổi của đất nước nên mọi vất vả đã biến thành động lực để vượt qua. Hình ảnh ánh đèn leo lét cùng với chiếc gậy mà thầy cô thường dùng trong mỗi buổi tối đến lớp học phụ đạo sinh viên yếu kém đã là một hình ảnh đẹp và thân thương, đó là những kỉ niệm không bao giờ phai đối với những con người của mái trường Cơ điện.
    Ngày 23/3/1970 Nhà trường vinh dự được đón đoàn đại biểu Bộ giáo dục nước Cộng hòa nhân dân Hunggari do đồng chí JaNos Monas xúc động nói: “ Tôi đã đi thăm nhiều nước, thăm nhiều trường đại học. Nhưng đến trường Đại học Cơ điện của các đồng chí tôi có cảm tưởng đặc biệt. Những việc làm của các đồng chí trên thế giới tôi chưa thấy nơi nào làm được. Ở các nước Châu Âu khi có chiến tranh phần lớn các trường học đều đóng cửa, thanh niên đi tòng quân, ở Việt Nam chiến tranh ác liệt là thế, rất đông thanh niên Việt Nam đã tình nguyện tòng quân, mà các trường đại học vẫn tiếp tục đào tạo, sinh viên của các đồng chí lại tự làm lấy nhà để ở, lớp học, phòng thí nghiệm lại trồng cả sắn, nuôi cả lợn, gà để cải thiện đời sống. Đó là điều mà sinh viên thế giới không thể làm. Không ai nghĩ rằng dưới mái tranh đơn sơ như thế này lại là một trường đại học đào tạo nên những kỹ sư để phục vụ cho nhu cầu của đất nước thật là một điều đáng quý…” .
    10 năm đầy gian khổ, thầy và trò Nhà trường bước đầu vừa gây dựng cơ sở vật chất vừa ra sức đấu tranh cho độc lập dân tộc và Đại học cơ điện đã đào tạo nên một đội ngũ kỹ sư đầy tài năng thuộc các lĩnh vực quan trọng của công nghiệp nặng như cơ khí điện lực, luyện kim… đáp ứng cho công cuộc xây dựng đất nước xã hội chủ nghĩa, những thành quả bước đầu mà nhà trường đạt được cũng là động lực để bước tiếp bước cho những thành công.
    Thành công bước đầu ở đó có sự lãnh đạo đúng đắn của Ban giám hiệu, các tổ chức Công đoàn, Đoàn thanh niên đã giành mọi sự quan tâm, đi đầu trong mọi hoạt động và chăm lo đời sống cũng như phát động các phong trào thanh niên lao động phục vụ chiến tranh và từng bước gây dựng cơ sở vật chất cho Nhà trường.
    Hơn hết là công tác đào tạo của Nhà trường đã ngày gây được tiếng vang lớn họ đã đào tạo được hàng nghìn kỹ sư đi vào làm việc tại các nhà máy xí nghiệp và họ đều hoàn thành tốt nhiệm vụ phần nào đáp ứng được yêu cầu của nền công nghiệp của Việt Nam.
    Giai đoạn 1976-1982 (Đổi tên thành Đại học Kỹ thuật Việt Bắc)
    Giai đoạn đầu đầu đào tạo, uy tín của trường đã ngày một nâng cao và yêu cầu đặt ra cần nâng cao chất lượng đào tạo và thu hút thêm số lượng sinh viên học tại trường để đáp ứng cho nhu cầu phát triển công nghiệp của đất nước.
    Ngày 27/10/1976 theo quyết định số 426/TTG của Thủ tướng chính phủ trường Đại học cơ điện được đổi thành trường Đại học Kỹ thuật Việt Bắc. Để mở rộng đào tạo, Nhà trường ưu tiên tuyển các con em vùng đồng bào dân tộc thiểu số và con em sinh sống tại các tỉnh Trung du và Miền núi phía Bắc để nguồn nhân lực tại chỗ này phục vụ cho các dự án phát triển kinh tế của khu vực. Ông Nguyễn Văn Bình làm Hiệu trưởng từ 1979, Hiệu phó là ông Dương Đình Giáp và khi đồng chí Nguyễn Văn Bình về Bộ ông Dương Đình Giáp làm Hiệu trưởng từ 1981, ông Phạm Thơm làm Hiệu phó từ 1979.
    Đại thắng vĩ đại mùa xuân năm 1975 đã đưa đất nước ra khỏi những tháng ngày sương khói của chiến tranh đưa nhân dân trở lại cuộc sống tự do, ban ngày an tâm sản xuất, đêm không còn chống trọi với bom rơi đạn nổ và học sinh yên tâm học hành. Thoát khỏi chiến tranh, tình hình chính trị trong nước đã khá ổn định tuy nhiên nền kinh tế còn gặp vô vàn khó khăn nên đời sống của người dân nói chung và của giáo viên rất eo hẹp nhưng Nhà trường vẫn chú trọng công tác xây dựng và làm công tác giúp đỡ cho các đơn vị khác còn đang gặp khó khăn. Nhà trường đã cử 25 giáo viên đi chi viện cho Miền Nam vừa giải phóng. Học tập song song với việc hàn gắn vết thương chiến tranh chưa được bao lâu thì ngày 1/7/1979 lại xảy ra chiến tranh biên giới phía Bắc dân và quân ta lại ra sức đấu tranh bảo vệ Tổ quốc và nó cũng đã ảnh hưởng không nhỏ đến tiến trình học tập và nghiên cứu của thầy trò Nhà trường.
    Phát huy những thành tựu tốt đẹp của 10 năm xây dựng Ban giám hiệu Nhà trường luôn xác định đúng đắn nhiệm vụ và chọn hướng đi riêng cho Nhà trường. Dù ngày mai có phải chuyển đến một nơi khác hay dù thế nào đi nữa thì ngày hôm nay vẫn phải tiếp tục hoàn thiện và xây dựng các kế hoạch dang dở, vẫn phải cố gắng dậy và học. Thầy và trò vẫn đẩy mạnh các phong trào thi đua học tập, nghiên cứu khoa học, ứng dụng khoa học mới vào thực tiễn, những công việc tưởng chừng nhỏ nhưng đang từng bước đẩy mạnh chất lượng giáo dục đào tạo và nâng cao uy tín phát triển của Nhà trường. Nhà trường đã bắt đầu đào tạo các lớp học tại chức và dự bị đại học.
    Ngoài ra, Nhà trường còn tiếp tục củng cố lại các phòng ban, bộ môn, thành lập phòng kế hoạch tổng hợp, mở xưởng in, bổ xung thêm nhiều cán bộ giáo viên, đầu tư trang thiết bị, vật tư thiết bị, sửa chữa máy móc, xây dựng và hoàn thiện 2 tòa nhà 4 tầng, nhà ăn 2 tầng, làm thêm 3 giảng đường 3 tầng…
    Trong chuyên môn nghiệp vụ, Nhà trường thành lập các tiểu ban cải cách, cải tiến, kiểm tra khâu soạn giáo trình và cho sinh viên mượn giáo trình, tài liệu tham khảo giúp cho phong trào học tập trong sinh viên ngày càng cao hơn.
    Song song với công tác đào tạo Nhà trường đã tập trung vào khâu nâng cao chất lượng giáo viên bằng cách cử giáo viên đi học các lớp tập trung, tại chức, đi dự các lớp chuyên đề do Ủy ban khoa học kỹ thuật Nhà nước và các trường bạn mở.
    Theo nghị quyết 142 của Bộ chính trị, Nhà trường đã tăng dần số lượng sinh viên thuộc các đối tượng chính sách; đó là bộ đội, thương binh, công nhân, con liệt sĩ con thương binh,... đối với các em sinh viên trong diện chính sách Nhà trường đã bố trí các thầy cô có kinh nghiệm lâu năm trực tiếp giảng dạy và kèm cặp.
    Các lớp tại chức thay đổi cách học 2 ngày/ tuần sang hai lần tập trung học một kỳ, còn mở thêm tại chức ở Gò Đầm để thuận lợi cho việc học chính vì vậy mà chất lượng học tập ngày càng được nâng cao lên rõ rệt.
    Trong Nhà trường nổi lên các phong trào thi đua: “ Miền Nam thắng lợi, Mùa thi dâng Đảng”... các phòng trào vừa học vừa làm, học tập đi đôi với nghiên cứu khoa học, tham gia các hoạt động phong trào đã được thầy và trò đặc biệt quan tâm, nên mỗi buổi học trở lên rất thiết thực và đầy ý nghĩa.
    Đến cuối năm 1982 trường đã đào tạo được 3214 sinh viên tốt nghiệp Kỹ sư trong đó có 2828 kỹ sư hệ chính quy, hệ chuyên tu là 334 kỹ sư, tại chức là 52 kỹ sư thuộc các ngành: Cơ khí chế tạo máy, cơ khí luyện kim, luyện kim, cán thép và điện khí hóa xí nghiệp.
    Không chỉ quan tâm đến việc đào tạo Nhà trường còn luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ cao cả mà tỉnh Bắc Thái giao cho, vận động cán bộ và sinh viên tham gia đào kênh xây dựng Hồ Núi Cốc, khai hoang ở Hợp Tiến tổng số trường đã đóng góp được 29 nghìn công.

    Đại học kỹ thuật Công nghiệp – những chặng đường lịch sử 550x403-images-stories-001_0003
    Thầy cô Nhà trường tham gia xây dựng thủy điện
    Sau một thời gian bằng sự cố gắng của toàn bộ Ban giám hiệu, của thầy và trò cũng như sự giúp đỡ của nhiều đơn vị trường ta từ một trường đơn xơ tranh tre, nứa lá, cơ sở vật chất còn nghèo nàn thì đến đầu năm 1982 trường đã xây dựng được một cơ ngơi khang trang kiên cố và bán kiên cố. Bước đầu tạo nên một nền tảng phục vụ cho công tác đào tạo. Từ đây đã đánh dấu một bước ngoặt quan trọng đối với trường, không chỉ khẳng định được chất lượng đào tạo mà còn gây được tiếng vang lớn đối với khu vực và cả nước.
    Giai đoạn 1982-1994 (Trường đổi tên thành Đại học Công nghiệp Thái Nguyên)
    Lúc này, theo chủ trương của Bộ, Trường trung học công nghiệp miền núi sát nhập vào trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Việt Bắc( ngày 18/1/1982). Từ đây trường ta được đổi thành tên Đại học Công nghiệp Thái Nguyên, Ban giám hiệu lúc này là: Ông Dương Đình Giáp - Hiệu trưởng, Ông Phạm Thơm Hiệu phó – Bí thư Đảng ủy từ năm 1982-1989, Ông Nguyễn Văn Dược, Lê Đình Tư làm Phó Hiệu trưởng. Từ ngày 3/1989 đến 11/1995, ông Trần Thúc Nhàn làm Bí thư Đảng ủy.
    Đại học kỹ thuật Công nghiệp – những chặng đường lịch sử 550x413-images-stories-001_0001

    Đại học kỹ thuật Công nghiệp – những chặng đường lịch sử 550x392-images-stories-001_0004
    Đại hội Đảng bộ Đại học Công nghiệp Thái Nguyên
    Đại học kỹ thuật Công nghiệp – những chặng đường lịch sử 550x378-images-stories-001_0006

    Giai đoạn từ năm 1994 đến nay
    Năm 1994 trường Đại học Thái Nguyên ra đời bao gồm các trường đại học trên địa bàn thành phố Thái Nguyên từ đây trường Đại học Công nghiệp Thái Nguyên được mang tên mới là Đại học Kỹ thuật Công nghiệp – Đại học Thái Nguyên. Về mặt tổ chức cán bộ khóa 1996-2000: TS Võ Quang Lạp làm Hiệu trưởng - Bí thư Đảng ủy, PGS-TS Lê Lương Tài Phó hiệu trưởng, TS Trần Hữu Đà Phó hiệu trưởng.

    Đại học kỹ thuật Công nghiệp – những chặng đường lịch sử 550x366-images-stories-image003
    Đại học Kỹ thuật Công nghiệp trong thời kỳ mới
    Lúc này trường đã giải thể khoa trung học và đưa các ngành đào tạo của khoa này về các khoa đại học có chuyên ngành đào tạo.
    Trường đã thành lập ban động lực, ban kinh tế, trung tâm giáo dục quốc phòng...ngay sau đó thì các hoạt động của Nhà trường đã đi vào hoạt động hiệu quả và nhanh chóng thu được nhiều thành tích. Ban giám hiệu giai đoạn 2000-2004 gồm: PGS-TS Nguyễn Đăng Bình Hiệu trưởng- Bí thư Đảng ủy, TS Lê Văn Trang Phó hiệu trưởng- Phó bí thư Đảng ủy (2003-2005), TS Nguyễn Như Hiển Phó hiệu trưởng phó Bí thư Đảng ủy. Tính đến năm 2004 có 144 đảng viên của 9 chi bộ. Các đồng chí trong Ban thường vụ gồm có 3 đồng chí trong Ban giám hiệu và hai đồng chí là Thạc sĩ Lâm Tự Tiến – Trưởng phòng tổng hợp chủ tịch công đoàn ủy viên thường vụ, đồng chí Phạm Đức Ngọc Trưởng phòng Công tác chính trị - Học sinh sinh viên, ủy viên thường vụ.
    Từ năm 2005 Ban giám hiệu gồm: PGS.TS Nguyễn Đăng Bình – Bí thư Đảng ủy Hiệu trưởng, PGS.TS Nguyễn Như Hiển, PGS.TS Nguyễn Đăng Hòe, PGS.TS Phan Quang Thế, PGS.TS Vũ Quý Đạc – Phó Hiệu trưởng. Số Đảng viên lên đến 278 đ/c.
    Giai đoạn này đánh dấu một bước ngoặt lớn đối vơi Nhà trường, cơ sở vật chất được nâng cao và đội ngũ cán bộ giảng viên không chỉ tăng lên về số lượng mà còn nâng cao cả về chất lượng.
    Về cơ sở vật chất:
    Nhà trường đã phát động nhiều phong trào thi đua thực hành tiết kiệm và đầu tư chi phí xây dựng thêm Nhà thí nghiệm 5 tầng (5400m2), xây thêm hai nhà giảng đường với trên 40 phòng học (6000 m2), xây nhà điều hành của trường (4000 m2), nhà làm việc của các khoa 5 tầng (5400 m2), xây dựng thư viện điện tử 3 tầng (1676 m2) với trên 300 máy tính được nối mạng phục vụ việc học tập tra cứu của giảng viên và sinh viên. Nhà trường còn đầu tư xây dựng hàng chục vạn m2 đường bê tông, làm mới khuôn viên trường và theo thống kê thì hiện nay có rất ít trường đại học của Việt Nam có khuôn viên đẹp như Đại học Kỹ thuật Công nghiệp. Hàng chục tỷ đồng được Nhà trường đầu tư mua sắm trang thiết bị phục vụ công tác thí nghiệm, thực hành, nghiên cứu khoa học của cán bộ giảng viên. Tính đến nay, Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên là trường có trang thiết bị thí nghiệm, thực hành, phục vụ đào tạo hiện đại đầy đủ nhất Đại học Thái Nguyên nói riêng và có thể so sánh với một số trường Đại học hàng đầu của Việt Nam nói chung.
    Cơ sở vật chất tuy còn nhiều khó khăn nhưng năm 2004 khi trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh ra đời Nhà trường đã nhường 3 nhà 3 tầng, 2 nhà với 24 giảng đường cấp 3 và nhiều giảng đường cấp 4, ký túc xá sinh viên...cho trường bạn học tập.
    Về tổ chức cán bộ giảng viên.
    Song song với việc xây dựng và hoàn thiện cơ sở vật chất phục vụ cho công tác đào từ năm 2000 trở lại đây Nhà trường chú trọng xây dựng đề án xây dựng và bồi dưỡng cán bộ giáo viên đến năm 2010 và tầm nhìn 2015. Đến nay Nhà trường có gần 600 CBVC trong đó có 443 cán bộ giảng dạy và trên 70% giảng viên có trình độ trên đại học, số còn lại là cán bộ văn phòng. 5 năm gần đây Nhà trường thường xuyên tổ chức tuyển dụng và tuyển mới 320 cán bộ giáo viên theo đúng quy trình công khai dân chủ đúng yêu cầu, có 17 giáo viên bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ, 16 giáo viên được phong hàm PGS, 156 giáo viên tốt nghiệp thạc sĩ.
    Chính vì vậy mà hằng năm nhà trường luôn có nhiều chế độ khuyến khích giáo viên học tập nâng cao trình độ: giảm 70% định mức giảng dạy, hỗ trợ học phí và tiền làm luận văn, luận án cho giáo viên. Mặc dù vẫn còn gặp nhiều khó khăn nhưng Nhà trường vẫn đảm bảo thêm phúc lợi cho cán bộ viên chức. Đặc biệt năm 2009, ngoài phúc lợi 4 triệu đồng/ người/năm, Nhà trường đã tăng lương thêm 1,6 lần, năm 2010 lương tăng thêm 1,9 lần. Điều này đã phần nào động viên tinh thần giảng dạy và học tập của cán bộ giảng viên, mọi người yên tâm công tác hơn, tâm huyết với nghề nghiệp hơn và đoàn kết xây đắp cho mái trường.
    Công tác đào tạo:
    Từ năm 2000 đến nay công tác đào tạo của Nhà trường có nhiều chuyển biến tích cực không chỉ chú trọng nâng cao chất lượng đào tạo mà còn đa dạng hóa các loại hình đào tạo và không ngừng đổi mới trong cả dạy và học.
    Thực hiện đa dạng hóa các loại hình đạo tạo và các cấp đào tạo:
    Hiện nay, Nhà trường có 7 khoa: Khoa Điện, Cơ khí, Điện tử, Sư phạm Kỹ thuật, Quản lý công nghiệp và Môi trường, Khoa học cơ bản, Khoa sau đại học. Số lượng sinh viên không ngừng tăng lên, năm 2.000 chỉ có 5.000 sinh viên nhưng đến nay tính số sinh viên chính quy đã lên tới trên 11.000 sinh viên. Nổi bật lên ở giai đoạn 2005 – 2010, trong năm 2005 quy mô tuyển sinh là 2.889, trong đó hệ chính quy là 1.200, hệ không chính quy 1.689. Năm 2010, quy mô tuyển sinh là 4.587 trong đó hệ chính quy 2.542, liên thông chính quy là 895, hệ không chính quy 1.150. Như vậy quy mô đào tạo tăng nhanh từ gần 10.000 SV năm 2005 lên hơn 18.000 năm 2010. Hàng năm, trường đều mở rộng quy mô tuyển sinh để đáp ứng nhu cầu cán bộ kỹ thuật cho sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
    Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên là một trong những trường đi đầu trong cả nước về đào tại chức ở hầu hết các tỉnh miền núi phía Bắc như: Sơn La, Lào Cai, Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Giang, Phú Thọ....Nguồn nhân lực này là thế mạnh tại chỗ của các địa phương, phục vụ cho các công trình lớn của địa phương và góp phần vào công cuộc xây dựng công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
    Thành công lớn nhất của Nhà trường là đã chuyển đổi thành công từ đào tạo theo niên chế sang đào tạo theo hệ thống tín chỉ. Năm 2005, Nhà trường bắt đầu xây dựng lại toàn bộ hệ thống đào tạo theo hệ thống tín chỉ và kết cấu thành những modul kiến thức để có thể liên thông ngang (cho hơn 30 ngành đào tạo của trường) và liên thông dọc. Đây là bước ngoặt đánh dấu những thành công to lớn mà Nhà trường đã làm được, góp phần xây dựng nên một ngôi trường hiện đại tiên tiến thực hiện theo chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta là “ Xây dựng một xã hội học tập mà trong đó con người học tập suốt đời”. Đến năm 2007 Nhà trường đã chính thức chuyển đổi hoàn toàn các khóa sang đào tạo theo tín chỉ.
    Ngoài ra Nhà trường còn tổ chức nhiều Hội thảo khoa học được Bộ giáo dục cũng như Đại học Thái Nguyên và nhiều trường bạn đánh giá rất cao. Tính đến nay đã có trên 30 trường Đại học, Cao đẳng được trường tư vấn chia sẻ kinh nghiệm về đào tạo tín chỉ.
    Năm 2007 Bộ giáo dục và Đào tạo cho phép một số trường Đại học hàng đầu của Việt Nam nhập khẩu chương trình đào tạo từ một số trường tiên tiến nổi tiếng trên thế giới, trường ta nhập khẩu “chương trình tiên tiến nghành Kỹ thuật Cơ khí” với Đại học New York, Hoa Kỳ và Nhà trường đã tuyển sinh được khóa đầu tiên với 40 sinh viên, khóa hai là 50 sinh viên. Đến năm 2009 trường đã xây dựng đề án “Nhập khẩu chương trình tiên tiến ngành Kỹ thuật Điện” và được Bộ giáo dục & Đào tạo giao cho nhiệm vụ đào tạo chương trình tiên tiến ngành Kỹ thuật Điện.
    Về phương pháp giảng dạy và đào tạo
    Do yêu cầu chất lượng đào tạo ngày càng nâng cao nên Nhà trường đã không ngừng nâng cao và đổi mới phương pháp dạy và học. Trường đã tổ chức 4 khóa học có cấp chứng chỉ về đổi mới phương pháp giảng dạy cho hơn 300 giảng viên toàn trường. Giảng viên được ứng dụng những phương pháp giảng dạy tiên tiến nhất, ứng dụng tin học và sử dụng các giáo trình điện tử. Ngoài ra trường còn thường xuyên mở các cuộc hội nghị, hội thảo khoa học nhằm nâng cao kỹ năng nghiên cứu cho giảng viên và sinh viên. Từ năm 2005, đến nay nhà trường đầu tư mua mới nhiều trang thiết bị như máy tính, hệ thống trang âm ... ở tất cả các giảng đường để phục vụ giảng dạy. Chỉ tính trong vòng 5 năm qua, Nhà trường đã cung cấp cho đất nước gần 9000 thạc sĩ, kỹ sư, cử nhân hệ chính quy và hơn 7000 kỹ sư các ngành công nghiệp phục vụ yêu cầu cấp thiết của địa phương.
    Về nghiên cứu khoa học và quan hệ quốc tế:
    Nhìn chung trong những năm qua việc nghiên cứu khoa hoc của thầy và trò không chỉ nâng cao về số lượng mà còn tăng lên về chất lượng.
    Các đề tài đa dạng về chủ đề nghiên cứu, các đề tài nghiên cứu đào tạo chiếm tỷ lệ 30%, các đề tài về ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất đã đáp ứng được nhu cầu của nhiều địa phương.
    Tính riêng giai đoạn 2005-2009 thì Nhà trường đã triển khai thực hiện gần 900 đề tài nghiên cứu cấp trường, cấp Bộ và cấp Nhà nước, đăng ký gần 1000 hợp đồng nghiên cứu khoa học phục vụ sản xuất góp phần giải quyết các khó khăn về cơ sở vật chất, mang lại hiệu quả về kinh tế và góp phần đảm bảo an sinh, bảo vệ sinh thái.
    Từ năm 2000 trở đi Nhà trường còn triển khai áp dụng công nghệ thông tin vào trong các lĩnh vực như bài giảng điện tử, phần mền LIBOL quản lý thư viện với gần 300 máy tính nối mạng phục vụ cho nhu cầu tra cứu cũng như học tập của cán bộ giảng viên và sinh viên.
    Về hợp tác quốc tế, trong những năm qua nhà trường đã thực hiện hợp tác toàn diện với The State University of New York at Buffalo, USA trong việc nhập khẩu chương trình tiên tiên ngành Cơ khí.
    Thời gian 2005 – 2010, số đề tài NCKH tăng gấp 5 lần, riêng số lượng đề tài cấp Bộ tăng 1,4 lần. Cụ thể là Nhà trường thực hiện 100 đề tài NCKH cấp Bộ và Bộ trọng điểm, 1 đề tài cấp Nhà nước, 258 đề tài cấp trường và cấp cơ sở cùng nhiều đề tài nghiên cứu khác của sinh viên.
    Nhà trường còn phát triển mối quan hệ hợp tác với Hoa Kỳ, Cộng Hòa Liên bang Đức, Úc, Nhật Bản, Trung Quốc...trong việc đào tạo nghiên cứu sinh, trao đổi giáo viên, chính điều này giúp cho chất lượng đội ngũ cán bộ giáo viên Nhà trường không ngừng được nâng cao.
    Trong 5 năm gần đây đã có gần 100 lượt giáo sư đến giảng dạy và hơn 200 lưu học sinh nước ngoài đến thực tập, học tập đại học và sau đại học tại trường. Nhà trường cũng đã cử hơn 20 lượt giáo viên đi giảng dạy ở nước ngoài.
    Trong hoàn cảnh còn gặp phải nhiều khó khăn nhưng hằng năm Nhà trường vẫn cấp 40 suất học bổng đại học cho các sinh viên bạn Lào và Campuchia đến học tập tại trường.
    Về các hoạt động phong trào trong Nhà trường:
    Ngoài công tác đào tạo truyền thống trong 45 năm qua, Nhà trường còn chú trọng công tác hoạt động ngoại khóa, thể dục thể thao, tổ chức các hoạt động nhân ngày truyền thống cho cán bộ giảng viên và sinh viên trong toàn trường. Trong những năm gần đây sinh viên ĐHKTCN đã được tham gia nhiều kỳ thi Olimpic và đạt giải cao, tham gia các kỳ thi của ĐHTN tổ chức, không những vậy các em còn chứng tỏ khả năng làm công tác xã hội của mình. Các ngày truyền thống như 9/1, 8/3, 26/3, 304 BCH Đoàn Hội sinh viên thường niên tổ chức các phong trào văn hóa văn nghệ, thể thao được đông đảo sinh viên hưởng ứng tham gia. Mục đích là Nhà trường đào tạo nên một con người hoàn thiện để mỗi thế hệ sinh viên đều có hành trang vững chắc bước vào đơi.
    Đối với cán bộ giảng viên, hằng năm Nhà trường cũng tổ chức thi đua dưới nhiều hình thức, đó là phong trào nghiên cứu khoa học được 90% thành viên tham gia, hoạt động văn hóa văn nghệ thể thao của Ban nữ công, Công đoàn, Đoàn thanh niên tổ chức đã làm tăng tình đoàn kết khối cán bộ giảng viên lên rất nhiều lần.
    KẾT LUẬN
    Qua những năm tháng thăng trầm của lịch sử, nhớ lại những ngày đầu thành lập với bao khó khăn, có những lúc tưởng chừng như bế tắc nhưng được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, chính quyền địa phương, những người có tâm huyết với nhà trường và bằng sự nỗ lực không mệt mỏi của lãnh đạo nhà trường, các thế hệ thầy cô và các thế hệ sinh viên nhà trường đã có những bước chuyển mình đầy tự hào. 45 xây dựng và trưởng thành, nhà trường đã không ngừng phát triển về quy mô cũng như chất lượng giáo dục. Nhiều thế hệ sinh viên của trường đã và đang trưởng thành đi khắp mọi miền của đất nước, góp phần vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc..
    Với những thành tích đã đạt được, thầy và trò trường ĐHKTCN sẽ không ngừng nỗ lực phấn đấu để xây dựng môi trường đào tạo hàng đầu về kỹ thuật, ngày càng thân thiện hơn, giúp sinh viên phát huy tính tích cực trong học tập, rèn luyện và trong tất cả các hoạt động. Chú trọng các biện pháp đẩy mạnh chất lượng đào tạo để có thể bắt nhịp với sự phát triển của ngành và của thời đại, vì một thế hệ tương lai tươi sáng của mảnh đất trung du với những con người thuần hậu, đáng yêu, đáng mến.
    Về Đầu Trang Go down
    http://www.hslg3.co.cc
     
    Đại học kỹ thuật Công nghiệp – những chặng đường lịch sử
    Về Đầu Trang 
    Trang 1 trong tổng số 1 trang
     Similar topics
    -
    » Trường ĐH Kỹ Thuật Công Nghiệp Thái Nguyên
    » Chúc các bạn 12 có một kì thi tốt nghiệp THPT thành công
    » Cảnh trường những ngày thi tốt nghiệp THPT
    » Hội thi "tài trí học đường"
    » Công văn tổ chức các đợt thi đua học kì 2

    Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
    DIỄN ĐÀN HỌC SINH LẠNG GIANG 3 :: Dành cho Sinh Viên :: Box từng trường-
    Chuyển đến 

    Powered by Punbb - Hosted by Forumotion
    Copyright © Diendandaihoc
    Rip by Chupy
    Đại học kỹ thuật Công nghiệp – những chặng đường lịch sử 129
    Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất